Gọi ngay
0945220568
Nhãn hiệu (hay còn được gọi khác là Logo, Thương hiệu) là dấu hiệu nhận biết giúp cho chúng ta có thể phân biệt hoặc nhận biết được sản phẩm/dịch vụ đang cung cấp trên thị trường là sản phẩm/dịch vụ của bên nào. Ngoài ra, nhãn hiệu cũng sẽ giúp cho người tiêu dùng phân biệt được sản phẩm/dịch vụ Công ty A với sản phẩm/dịch vụ của Công ty B trong cùng lĩnh vực.
Ví dụ: Nhãn hiệu OMO sẽ giúp chúng ta phân biệt được với nhãn hiệu TIDE cho sản phẩm bột giặt hoặc nhãn hiệu SONY sẽ giúp chúng ta phân biệt được với nhãn hiệu SAMSUNG
Đăng ký nhãn hiệu có phải là thủ tục bắt buộc đối với chủ sở hữu hay không? Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa là quyền của chủ sở hữu và không phải là quy định bắt buộc. Tuy nhiên, việc đăng ký nhãn hiệu lại hết sức quan trọng đối với việc kinh doanh bởi tại Việt Nam tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với nhãn hiệu là rất phổ biến, chỉ khi chúng ta đăng ký và được độc quyền sử dụng, chúng ta mới có thể có đầy đủ quyền để xử lý hành vi xâm phạm đối với chủ thể đang sử dụng nhãn hiệu trái phép. Ngoài ra, việc đăng ký nhãn hiệu còn mang lại cho chủ hữu những lợi ích sau:
– Chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ được độc quyền sử dụng nhãn hiệu cho sản phẩm dịch vụ đã đăng ký, mọi hành vi xử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã đăng ký đều có thể xác định là hành vi xâm phạm quyền với đối nhãn hiệu
– Chủ sở hữu sẽ được pháp luật bảo vệ khi nhãn hiệu có dấu hiệu bị xâm phạm như có thể yêu cầu cơ quan chức năng tiến hành xử lý hành vi xâm phạm khi phát hiện có bên khác vi phạm hoặc được chính cơ quan chức năng thông báo hành vi xâm phạm của bên khác
– Chủ sở hữu có tiền đề để phát triển nhãn hiệu lâu dài trên cơ sở đã được đăng ký độc quyền và không sợ trong quá trình kinh doanh bị bên khác đăng ký hoặc sử dụng mất.
– Khi nhãn hiệu đã trở lên nổi tiếng hoặc sử dụng rộng rãi, chủ sở hữu có thể cho phép bên thứ 3 sử dụng và thu phí sử dụng như hệ thống trà sữa DINGTEA sẽ được cho phép bên khác sử dụng và phải trả phí…vv
Với các lợi ích trên, mặc dù không phải là thủ tục bắt buộc nhưng chúng tôi đề nghị khách hàng nên tiến hành đăng ký nhãn hiệu càng sớm càng tốt để lấy ngày ưu tiên sớm nhất.
Việc đăng ký nhãn hiệu được chia thành nhiều bước khác nhau, để khách hàng tham khảo, chúng tôi tư vấn như sau:
Nhãn hiệu đăng ký có thể là nhãn hiệu hình (logo) hoặc nhãn hiệu chữ (thương hiệu) hoặc có sự kết hợp cả yếu tố hình và yêu tố chữ. Do đó, trước khi tiến hành nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, chủ sở hữu cần tiến hành thiết kế nhãn hiệu đăng ký.
Việc thiết kế nhãn hiệu rất quan trọng bởi có đăng ký được hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự khác biệt, ấn tượng của nhãn hiệu và đặc biệt là không trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của bên khác đã có hoặc đăng ký trước đó.
Với các nhãn hiệu là chữ “thương hiệu”, trước khi tiến hành thiết kế, chủ sở hữu nên tiến hành tra cứu khả năng đăng ký trước khi thiết kế bởi rất có thể phần chữ thiết kế đã có bên khác đăng ký và mặc dù có cách điệu như thế nào nhưng cách phát âm không không vẫn coi là không có khả năng đăng ký.
Ngoài ra, có một số trường hợp nhãn hiệu đương nhiên không được bao hộ như lấy biểu tượng của tổ chức/cơ quan nhà nước, sử dụng từ ngữ thông thường phổ biến, vi phạm đạo đức xã hội….vv. Khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn rõ hơn.
Việc phân nhóm sản phẩm/dịch vụ sẽ giúp khách hàng tối đa được quyền của mình đối với nhãn hiệu. Phân nhóm đăng ký tương đối khó đối với người không có chuyên môn. Do đó, cần liên hệ với công ty tư vấn để được hướng dẫn chi tiết bởi phạm vi quyền và chi phí đăng ký phụ thuộc vào nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký.
Phạm vi quyền và chi phí cho việc đăng ký nhãn hiệu sẽ phụ thuộc vào nhóm sản phẩm/dịch vụ mà nhãn hiệu muốn độc quyền (không phải cứ đăng ký nhãn hiệu độc quyền là sẽ được bảo hộ toàn bộ)
Ví dụ: Nhãn hiệu OMO đăng ký cho nhóm sản phẩm bột giặt thì chỉ được bảo hộ cho sản phẩm bột giặt và không được bảo hộ cho sản phẩm khác như là Ô tô, xe máy (trừ trường hợp nhãn hiệu đó là nhãn hiệu nổi tiếng)
Công việc tiếp theo của việc phân nhóm là tra cứu khả năng đăng ký trước khi nộp đơn. Hiện nay, có 02 cách tra cứu để khách hàng tiến hành (i) tra cứu trên cơ sở dữ liệu của Cục SHTT (ưu điểm là miễn phí, nhược điểm là kết quả chỉ đúng 50%) (ii) Tra cứu trực tiếp chuyên viên (ưu điểm là kết quả chính xác 90%, nhược điểm là mất chi phí). Tuy nhiên, chúng tôi khuyến nghị khách hàng cần tra cứu chính thức để bảo đảm việc đăng ký nhãn hiệu được thành công.
Hồ sơ đăng ký sẽ được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu ủy quyền để tiến hành dịch vụ đăng ký nhãn hiệu. Chi tiết thành phần hồ sơ sẽ được chúng tôi hướng dẫn ở ngay phần sau đây.
Chủ sở hữu (chủ đơn) hoặc tổ chức được chủ đơn ủy quyền tiến hành nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại cơ quan đăng ký bằng hình thức nộp trực tiếp hoặc nộp qua bưu điện tới Cục SHTT tại Hà Nội hoặc 02 văn phòng của Cục SHTT tại 02 tỉnh là HCM và Đà Nẵng.
Trong trường hợp điều kiện cho phép, chúng tôi khuyến nghị khách hàng nên nộp trực tiếp tại 01 trong 03 địa chỉ nêu trên để đảm bảo việc tiếp nhận hồ sơ và hạn chế việc thất lạc cũng như khó khăn trong việc nộp phí đăng ký.
Để có căn cứ xem xét và cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ đơn, chủ đơn cần nộp hồ sơ đăng ký tới Cục Sở hữu trí tuệ, hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bao gồm như sau:
– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu hàng hóa (liên hệ với Văn Phòng Luật Trường Tuyền để nhận mẫu) hoặc khách hàng có thể trực tiếp tải mẫu tờ khai từ website của Cục SHTT tại địa chỉ là noip.gov.vn
– 05 Mẫu nhãn hiệu đăng ký (kích thước 05 cm x 05cm). Lưu ý: Mẫu nhãn hiệu cần đảm bảo tiêu chí rõ nét, không bị mờ, nhòe và được in trên giấy A4 để nộp kèm theo tờ khai đăng ký;
– Lệ phí nộp đơn đăng ký nhãn hiệu. Chi phí đăng ký nhãn hiệu (tối thiểu là 1.000.000 VND – phí nhà nước) + 360.000 VND (phí cấp giấy chứng nhận đăng ký)
– Giấy ủy quyền cho việc đăng ký nhãn hiệu (theo mẫu và áp dụng trong trường hợp được ủy quyền đăng ký);
– Tài liệu chứng minh được hưởng quyền ưu tiên hoặc dò tặng cho, thừa kế (nếu có);
– Tài liệu khác (nếu có) đối với từng đơn đăng ký
Tờ khai đăng ký sẽ được chuẩn bị thành 02 bộ, khi nộp đơn Cục SHTT sẽ thu 1 bộ và 1 bộ sẽ trả về cho người nộp đơn để theo dõi. Trường hợp khách hàng gặp khó khăn có thể liên hệ với Luật sư của chúng tôi để được hướng dẫn và hỗ trợ cung cấp dịch vụ (nếu có yêu cầu)
Lưu ý hồ sơ đăng ký nhãn hiệu:
– Với mỗi hồ sơ đăng ký nhãn hiệu sẽ được cấp 1 giấy chứng nhận đăng ký (văn bằng bảo hộ nhãn hiệu);
– Hồ sơ đăng ký phải được lập bằng tiếng Việt, với các tài liệu nộp kèm theo đơn đăng ký sử dụng ngôn ngữ là tiếng nước ngoài sẽ phải được dịch ra tiếng Việt
– Các tài liệu nộp trong đơn sẽ phải được trình bày theo chiều dọc;
– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu sẽ bắt buộc phải sử dụng mẫu của cơ quan đăng ký, người nộp đơn có trách nhiệm hoàn thành đẩy đủ thông tin theo mẫu;
– Ngôn ngữ tiếng Việt được dùng trong đơn phải là ngôn ngữ phổ thông, không sử dụng từ ngữ địa phương. Ký hiệu, đơn vị đo lường, phông chữ điện tử, quy tắc chính tả dùng trong đơn phải theo tiêu chuẩn Việt Nam;
Sau khi đơn đăng ký được nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ, đơn sẽ được chuyển sang giai đoạn thẩm định trước khi Cục SHTT ra thông báo cuối cùng. Chi tiết quá trình thẩm định đơn đăng ký như sau:
Đây là giai đoạn đầu tiên trong quá trình thẩm định đơn. Trong giai đoạn này Cục SHTT sẽ xem xét hình thức đơn đăng ký với các nội dung như: Tờ khai đăng ký đã đúng mẫu hay chưa? Phân nhóm sản phẩm đúng quy định? Mẫu nhãn đăng ký nộp kèm có đầy đủ hoặc rõ nét hay không? Chủ đơn đã nộp phí đúng và đầy đủ chưa?…vv. Trường hợp đã đúng và đẩy đủ, cục SHTT sẽ ra thông báo chấp nhận hợp lệ hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu hoặc ngược lại Cục SHTT sẽ ra thông báo yêu cầu người nộp đơn sửa đổi hoặc bổ sung thông tin, tài liệu.
Trường hợp cục SHTT ra thông báo sửa đổi đơn, chủ đơn sẽ có thời hạn 1 tháng để khắc phục những thiếu xót, quá thời hạn 1 tháng mà chủ đơn không khắc phục được thiếu xót, Cục SHTT sẽ ra thông báo từ chối đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền của chủ đơn.
Sau khi đơn đăng ký nhãn hiệu được chấp nhận hợp lệ, đơn sẽ được đăng bố cáo trên công báo sở hữu trí tuệ (công báo này 1 tháng có 02 tập, tập A là công bố đơn đăng ký và tập B là công bố đơn đã được cấp văn bằng bảo hộ).
Để theo dõi được nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu trên công báo, chủ đơn có thể truy cập vào website: noip.gov.vn và kéo xuống phần cuối trang chủ sẽ có mục Công báo điện tử Sở hữu công nghiệp.
Sau khi đăng công báo đơn sẽ được phân cho chuyên viên thụ lý để thẩm định nội dung đơn. Việc thẩm định nội dung là quan trọng nhất trong quá trình đăng ký, theo đó, cục SHTT sẽ tra cứu và đánh giá khả năng đăng ký thông qua việc tra cứu những nhãn hiệu đã nộp đơn trước đó xem có đơn nào trùng hoặc tượng tự cao với nhãn hiệu đăng ký cho cùng nhóm hay không? Trường hợp khách hàng đã tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn đăng ký có thể yên tâm về việc này.
Trường hợp đơn đăng ký có khả năng đăng ký Cục SHTT sẽ ra thông báo thẩm định nội dung và chuyển sang giai đoạn nộp phí và nhận văn bằng. Trường hợp nhãn hiệu không có khả năng đăng ký, người nộp đơn có quyền nộp trả lời quyết định từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ đơn.
Trường hợp Cục SHTT thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và thấy rằng nhãn hiệu có khả năng đăng ký, Cục SHTT sẽ ra thông náo nộp phí cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu đăng ký.
Sau khi có thông báo nộp phí cấp giấy chứng nhận, người nộp đơn sẽ tiến hành nộp phí cấp văn bằng, Chi phí sẽ phụ thuộc vào số nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký và sẽ được thông báo chi tiết trong thông báo cấp giấy chứng nhận đăng ký.
Thủ tục Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa là một trong những thủ tục hành chính đặc thù tại Việt Nam do thời gian đăng ký nhãn hiệu rất lâu so với các thủ tục hành chính khác.
Trong quá trình tư vấn đăng ký nhãn hiệu, các Luật sư của Công ty Văn Phòng Luật Trường Tuyền nhận được rất nhiều thắc mắc của khách hàng về thời gian đăng ký nhãn hiệu? Lý do tại sao thời gian đăng ký nhãn hiệu lại kéo dài như vậy và rất nhiều thắc mắc khác…vv.
Do đặc thù về thủ tục hành chính và quyền nhãn hiệu tương đối lớn. Do đó, thời gian đăng ký thường kéo dài. Công ty Văn Phòng Luật Trường Tuyền sẽ tư vấn về thời gian đăng ký nhãn hiệu theo quy định trong Luật sở hữu trí tuệ như sau:
– Thời gian tra cứu khả năng đăng ký nhãn hiệu: 03 ngày
– Thời gian nộp đơn đăng ký nhãn hiệu được chia thành các giai đoạn thẩm định đơn đăng ký:
+ Gian đoạn Thẩm định hình thức đơn đăng ký: 01 tháng
+ Đăng công báo sở hữu công nghiệp: 02 tháng
+ Xét nghiệm nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu: 09 tháng
+ Thông báo cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu: 01 tháng
Như vậy, thời gian đăng ký nhãn hiệu theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ là 13 tháng tình từ ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
Thời gian thực tế đăng ký nhãn hiệu hàng hóa
Như ở trên chúng tôi đã phân tích thời gian đăng ký nhãn hiệu theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ là 13 tháng. Tuy nhiên, trên thực tế thời gian đăng ký nhãn hiệu hàng hóa thường kéo dài từ 18-24 tháng tính từ thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.
Ngoài ra, thời gian đăng ký nhãn hiệu cũng có thể kéo dài từ 02-03 năm phụ thuộc vào tình trạng đơn đăng ký nhãn hiệu có bị thông báo sửa đổi, bổ sung, phản đối đơn, khiếu nại từ chối cấp văn bằng bảo hộ….đó là những nguyên nhân dẫn đến việc thời gian đăng ký nhãn hiệu thường kéo dài.
Để thời gian đăng ký nhãn hiệu được nhanh, khách hàng phải thực hiện các công việc sau:
– Tra cứu khả năng đăng ký nhãn hiệu trước khi nộp đơn để loại bỏ việc nhãn hiệu có thể bị bên thứ 3 phản đối do tương tự hoặc trùng với nhãn hiệu của họ;
– Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu phải đầy đủ và chính xác ngay từ đầu để bảo đảm không phải bổ sung, sửa chữa hồ sơ;
– Nộp phí đăng ký nhãn hiệu đầy đủ và đúng hạn;
– Trong giai đoạn đơn thẩm định nội dung nên nộp thêm công văn xin thẩm định đơn nhãn hiệu nhanh đơn đăng ký;
Ngoài ra, khách hàng nên sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của Văn Phòng Luật Trường Tuyền để đảm bảo thời gian đăng ký nhãn hiệu đúng quy định của pháp luật.
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, thời gian bảo hộ của 1 nhãn hiệu sẽ là 10 năm tính từ ngày nộp đơn đăng ký. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thể được gia hạn nhiều lần với mỗi lần gia hạn là 10 năm sau khi hết thời gian bảo hộ.
Lưu ý:
– Chủ sở hữu cần tiến thành thủ tục gia hạn nhãn hiệu trong khoảng thời gian là 06 tháng trước thời điểm giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hạn hoặc muộn nhất là sau 06 tháng tính từ ngày văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hết hạn (trường hợp này chủ sở hữu sẽ phải nộp thêm khoản phí gia hạn muộn);
– Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thể bị bên thứ 3 nộp khiếu nại hủy trên cơ sở chủ sở hữu nhãn hiệu không sử dụng nhãn hiệu trong khoảng thời gian 05 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký.
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ phải nộp chi phí đăng ký theo quy định của pháp luật về SHTT. So với các thủ tục hành chính khác thì chi phí đăng ký nhãn hiệu là tương đối cao.
Ngoài ra, chi phí đăng ký còn được tính dựa trên tiêu chí (i) số lượng nhãn hiệu (đơn đăng ký) (ii) nhóm sản phẩm dịch vụ đăng ký trong đơn (iii) số lượng sản phẩm/dịch vụ trong nhóm.
Cách tính phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ là: 1 đơn đăng ký nhãn hiệu (01 nhãn hiệu) và 1 nhóm sản phẩm/dịch vụ và tối đa 06 sản phẩm/dịch vụ trong 1 nhóm sẽ có 1 mức phí như sau. Ngoài ra, chi phí phát sinh sẽ là 2 hoặc nhiều hơn đơn đăng ký nhãn hiệu (2 nhãn hiệu hoặc nhiều hơn) và nhóm sản phẩm/dịch vụ tăng thêm trong cùng 1 đơn đăng ký và sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi trong nhóm.
Chi phí tối thiểu đăng ký bảo hộ 1 nhãn hiệu/01 nhóm/06 sản phẩm dịch vụ trong nhóm bao gồm:
– Lệ phí nộp đơn đăng ký: 180.000 VND
– Lệ phí thẩm định nội dung đơn đăng ký: 300.000 VND
– Lệ phí tra cứu thông tin đơn đăng ký: 60.000 VND
– Lệ phí đăng bạ giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: 120.000 VND
– Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: 120.000 VND
– Lệ phí công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: 120.000 VND
Trên đây là lệ phí đăng ký nhãn hiệu tối thiểu cần có trong quá trình đăng ký. Ngoài chi phí nêu trên, chủ đơn còn có thể phải mất thêm chi phí phát sinh như (i) phí sửa đổi nội dung đơn đăng ký (ii) phí dịch vụ đăng ký trong trường hợp sử dụng dịch vụ của Công ty Tư vấn và đại diện quyền sở hữu công nghiệp nộp đơn đăng ký như Văn Phòng Luật Trường Tuyền.